Không liên quan lắm tới máy ảnh kỹ thuật số và máy quay phim cảm biến số, mấy ngày nay mình nghiên cứu những hệ thống máy quay phòng thu và truyền hình trực tiếp. Ở đó là những cảm biến ⅔ inch, đành rằng không lớn như cảm biến full frame, nhưng những hệ thống máy quay vẫn có giá rất cao đơn giản vì bên trong mỗi chiếc máy là không phải 1, mà là tới 3 cảm biến. Ngày xưa hồi mới có máy quay kỹ thuật số, các thiết bị trong ngành truyền hình đã trang bị 3 cảm biến CCD, rồi giờ là 3 cảm biến CMOS. Lý do là, với ba cảm biến, nhà đài có thể sử dụng thiết bị để ghi hình độc lập, mỗi cảm biến thu một bước sóng ánh sáng riêng biệt, với ba màu đỏ, xanh lá và xanh lam. Nếu như hậu kỳ phim hay ảnh thích làm bao lâu cũng được, thì hậu kỳ những nguồn nội dung truyền hình trực tiếp phải được thực hiện trong vòng vài giây đồng hồ, và mọi thứ đều phải đủ sáng sủa chi tiết, đặc biệt là tông màu da của biên tập viên....
Ngày 1/3/1925, tại hội chợ mùa xuân Leipzig, chiếc máy ảnh như trong tấm hình cover trên đây được Ernst Leitz Optische Werke giới thiệu. Tua nhanh 100 năm sau, dù kỷ nguyên nhiếp ảnh số đã len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống, anh em làm nghề thì dùng DSLR hay mirrorless, hay người dùng phổ thông dùng những chiếc điện thoại có tích hợp cảm biến CMOS nhỏ xíu để chụp hình, nhưng không thể bỏ qua được nhưng gì chiếc máy ảnh 100 năm tuổi đã định hình. Dễ nhận thấy nhất và đến giờ vẫn là phổ biến nhất, có lẽ là format cảm biến kỹ thuật số, gom ánh sáng bằng những photodiode bán dẫn trên bề mặt chip silicon, nhưng lấy đúng kích thước của những tấm film dài 36mm, rộng 24mm. Nhưng trước khi nói tới những gì Leica I định hình ngành nhiếp ảnh thế giới trong cả một thế kỷ qua, có lẽ cũng cần nhắc lại lịch sử của chiếc máy. Thời ấy, kể từ lúc được ngài Ernst Leitz I thành lập vào năm 1869, công ty lấy tên ông thường chỉ được biết đến với những sản phẩm kính hiển vi phục vụ nghiên cứu khoa học và y tế. Ngài...
Ở đại bản doanh của hãng, Sigma Corporation đã tổ chức một sự kiện giới thiệu những sản phẩm mới sẽ ra mắt trong năm nay của tập đoàn thiết bị nhiếp ảnh Nhật Bản. Đương nhiên, trong số những món đồ chơi mà Sigma giới thiệu vào sáng nay 24/2, ngay trước thềm CP+ 2025, một trong những triển lãm nhiếp ảnh và thiết bị ghi hình lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới, đáng chú ý nhất là chiếc máy ảnh full frame với thiết kế tối giản, siêu nhỏ gọn và thanh lịch mang tên BF: Tóm tắt chi tiết Sigma BF mới ra mắt: fullframe nguyên khối nhôm Nhưng điều đó hoàn toàn không khiến người mê nhiếp ảnh quên đi mất, Sigma vừa tung ra hai chiếc ống kính đủ ấn tượng về mặt công năng để trở thành những sản phẩm cực kỳ cạnh tranh trên thị trường. Nhưng trước hết hãy nói về thứ to và rõ ràng nhất trong tấm hình cover, không phải cái ống tele khẩu cố định f/4, mà là cái logo mới của Sigma Nhật Bản. Sigma thay đổi nhận diện thương hiệuLogo mới, dựa trên đúng ký tự Sigma trong bảng chữ cái Hy Lạp, Σ, là thứ...
Otus, cái tên dành cho những ống kính prime khẩu độ f/1.4, chất lượng hình ảnh nét và cao cấp nhất dành cho máy ảnh DSLR của Zeiss cuối cùng cũng trở lại, nhưng lần này được thiết kế dành riêng cho ba mount Canon RF, Sony E và Nikon Z cảm biến full frame, thiết kế máy mirrorless. Không giống như những ống Otus dành cho máy DSLR trước đây, Zeiss Otus ML được thiết kế lại thấu kính và cách ánh sáng hội tụ lại đúng vị trí cảm biến CMOS của những chiếc máy ảnh không gương lật, vì khoảng cách tiêu cự flange focal distance của mirrorless ngắn hơn rất nhiều so với DSLR. Nhưng đương nhiên, giống hệt như mọi chi tiết bề ngoài vốn đã tạo ra tên tuổi của Zeiss Otus, từ những vạch số khẩu độ cho tới khoảng cách lấy nét màu vàng chanh, cùng logo Zeiss xanh lam trứ danh, Otus ML, với hai phiên bản 50mm f/1.4 và 85mm f/1.4 vẫn là hai ống kính lấy nét tay. Nhưng nhìn kích thước của Otus 50 và 85mm f/1.4 có vẻ vẫn chứng minh công thức sử dụng những thấu kính kích thước lớn, phức tạp, tráng những lớp hóa chất đặc...
Thiết nghĩ, với những gì được hé lộ, những tấm hình được Sigma đăng tải trên trang chủ của họ, mô tả những món đồ chơi mới dành cho những người yêu nhiếp ảnh là không đủ. Cá nhân mình, hay chính bản thân nhiều anh em, thực sự muốn nhìn cận cảnh khối nhôm được xử lý bằng hệ thống CNC 5 trục, để tạo ra thân vỏ của chiếc máy ảnh mà vài KOL trên TikTok hay YouTube đang so sánh như là “một chiếc máy ảnh do Apple tự thiết kế và sản xuất.” Nói là “kỳ dị” có lẽ cũng không ngoa chút nào khi chúng ta mô tả BF. Xu hướng hiện giờ, là các nhà sản xuất máy ảnh giờ tập trung vào việc tối ưu trải nghiệm người dùng theo hướng mọi thứ đều hiện diện trên thân máy, từ những nút bấm điều chỉnh ISO, tiêu cự, cân bằng trắng, rồi cả những nút bấm Custom để gán những chế độ riêng phục vụ từng thể loại nhiếp ảnh. Đấy là chưa kể những núm xoay để đổi chế độ chụp, MASP, nếu anh em muốn gọi chúng nó như vậy cũng không sao… Rồi thậm chí giờ còn bắt...
DJI chính thức ra mắt chiếc drone tên DJI Neo, có ngoại hình tương tự như DJI Avatar series, với bảo vệ full 4 cánh quạt, với khả năng quay 4K30, có thể điều khiển theo 3 cách: bằng điện thoại qua sóng wifi, tay cầm DJI RC-N3, hoặc DJI Remote Controller 3, DJI Motion Controller 3, DJI Goggles 3 để bay như FPV drone. Thông số kỹ thuật chính: Điều khiển bằng điện thoại, cất hạ cánh trên tay, cất cánh bằng 1 chạm Có thể kết nối với tay cầm DJI RC-N3 để bay như các dòng máy Mavic, nhiều anh em thường gọi là flycam Có thể kết nối với các thiết bị điều khiển như DJI Remote Controller 3, DJI Motion Controller 3, DJI Goggles 3 để bay như FPV drone Có 6 chế độ Quickshot trên body máy, để điều khiển nhanh trước khi cất cánh bằng 1 chạm Sử dụng sóng DJI O4 mạnh mẽ, sóng điều khiển 10km, truyền hình ảnh về DJI RC-N3 độ phân giải 1080p30, và với DJI Goggles 3 độ phân giải 1080p60 Bộ nhớ trong 22GB, không có khe thẻ nhớ rời Có khả năng quay 4K30 Chụp ảnh 12MP Có thể kết nối DJI Mic 2 để ghi âm Bay lên không trung chỉ bằng...
Đây là ống kính mới nhất của Leica thuộc Leica Classic Line. Đây là line-up sản phẩm nhằm hồi sinh các ống kính cũ được yêu thích của hãng. Các sản phẩm thuộc line up này gần đây nhất của hãng là Summilux 35 f/1.4 steel rim, Sumamcron 28 f5.6, Thambar-M 90 f/2.2 và Noctilux-M 50 f/1.2 ASPH. Summilux-M 50 f/1.4 (I) được ra mắt vào năm 1959, trở thành ống kính đầu tiên mang tên Summilux. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Latin “summa lux”, có nghĩa là “ánh sáng tối đa”. Kể từ đó, Summilux đã trở thành biểu tượng cho những ống kính Leica có khẩu độ lớn từ f/1.4 đến f/1.7. Phiên bản Summilux-M 50 f/1.4 (II), sở thiết kế gần như không thay đổi được sản xuất từ năm 1962 đến 2004. Ở phiên bản 2025, Leica mang công thức kính của phiên bản Summilux-M 50 f/1.4 (II) kết hợp với thiết kế cổ điển của phiên bản Summilux-M 50 f/1.4 (I). Ống kính sẽ tiếp tục tái hiện phong cách hình ảnh đặc trưng của Leica, với hiệu ứng bokeh mềm mại đặc biệt khi mở khẩu độ lớn nhất, lý tưởng cho chụp ảnh chân dung. Khi khép khẩu, Summilux-M...
Sau những rò rỉ trong thời gian gần đây, Canon đã chính thức ra mắt mẫu máy ảnh compact Canon PowerShot V1 tại thị trường Nhật Bản. Chiếc máy ảnh mới này hướng đến các nhà sáng tạo nội dung với khả năng video 4K 60p đi kèm hệ thống tản nhiệt bên trong trong một kích thước nhỏ gọn, tiện lợi cho việc di chuyển. Cảm biến CMOS 1.4 inch trên Canon PowerShot V1 Điểm khác biệt của Canon PowerShot V1 so với nhiều máy ảnh compact khác của hãng nằm ở cảm biến CMOS 1.4 inch với độ phân giải 22.3MP. Cảm biến này có diện tích gấp đôi so với cảm biến 1.0 inch tiêu chuẩn, giúp cải thiện khả năng chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng và mở rộng dải dynamic range. Ngoài ra, PowerShot V1 được trang bị vi xử lý DIGIC X với khả năng chụp liên tục lên đến 30 khung hình/giây thông qua màn trập điện tử. Máy được trang bị hệ thống lấy nét Dual Pixel CMOS AF II giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác khi lấy nét, đồng thời hỗ trợ nhận diện mắt cho cả người và động vật (chó, mèo). PowerShot...
Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -
(028) 38213777
hoặc
Giao hàng toàn quốc
Bảo mật thanh toán
Đổi trả trong 7 ngày
Tư vẫn miễn phí
Giao hàng toàn quốc
Bảo mật thanh toán
Đổi trả trong 7 ngày
Tư vẫn miễn phí
Giao hàng toàn quốc
Bảo mật thanh toán
Đổi trả trong 7 ngày
Tư vẫn miễn phí