-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Ra mắt cùng khoảng thời gian với 5D Mark III ở phân khúc cao hơn nên Canon rõ ràng phải đặt ra bài toán phân biệt giữa hai dòng sản phẩm trong khi vẫn giữ dược thế mạnh so với đối thủ D600. Chính vì vậy, thay vì dựa trên mẫu 5D Mark II cũ hay thậm chí model 7D dòng cảm biến APS-C cao cấp, Canon quyết định 6D sẽ là sản phẩm mang nhiều điểm giống với 60D.
Canon 6D không chỉ là những sản phẩm mới đơn thuần mà còn là dấu mốc khai sinh ra phân khúc hoàn toàn mới: DSLR cảm biến full-frame giá rẻ. Nếu như chỉ 10 năm trước, chiếc EOS 1Ds cảm biến 11 megapixel là ước mơ của hầu hết những người chơi ảnh với mức giá lên đến 7.999 USD thì nay để sở hữu chiếc 6D cảm biến 20,2 megapixel kích thước tương tự, mức giá chỉ hơn 2.000 USD. Hiện model này còn có giá dưới 40 triệu đồng hàng chính hãng và chỉ khoảng 33,5 triệu đồng hàng xách tay.
6D có bộ khung bằng hợp kim ma-giê nhưng phía trên bằng nhựa tổng hợp polycarbon.
Một số điểm đáng chú ý mà Canon nhấn mạnh ở sản phẩm của mình bao gồm kết nối Wi-Fi, định vị GPS, màn trập chế độ hoạt động yên lặng và đặc biệt là khả năng lấy nét trong ánh sáng yếu mạnh nhất từ trước tới nay.
Thiết kế của 6D mang hơi hướng ảnh hưởng từ 60D nhưng lại thừa hưởng một số nét mới của 5D Mark III. Đầu tiên là bánh xe chế độ có thêm nút khóa cũng như công tắc nguồn tích hợp ngay bên dưới. Ngoài việc bỏ cần chỉnh joystick khiến nhiều người nuối tiếc, 6D còn thay đổi cách phóng lớn hình ảnh bằng một nút duy nhất phía sau và điều chỉnh độ phóng đại bằng bánh xe điều khiển bên trên.
Bỏ joystick và các phím chức năng riêng sẽ khiến người dùng khó làm quen.
Phím Q được thêm vào để thay đổi nhanh các thông số và sẽ rất cần thiết bởi màn hình phụ phía trên không còn hiển thị được nhiều kiểu thông tin như trước đây. Trong các nút chỉnh cài đặt nhanh của 6D, đáng chú ý có sự thiếu hụt của phím cân bằng trắng. Khi muốn thay đổi cài đặt cũng như chỉnh nhiệt độ màu, người chụp sẽ phải thao tác rất nhiều công đoạn phức tạp – điều không nên có ở một model đắt tiền như 6D.
Tuy nhiên, có vẻ như Canon hơi quá “ỷ lại” vào phím Q nên hãng đã lược bớt khá nhiều nút tắt khác trên máy. Ở phía trái hay dưới màn hình đều không còn các nút điều khiển như nhiều dòng máy cao cấp khác như Picture Styles. Phím xóa, menu, xem ảnh, thông tin được bố trí hầu hết ở phía bên phải và gần kính ngắm. Nhưng cũng có một điểm đáng khen là phím bật tắt chế độ quay phim và phím nóng được tích hợp nên khá dễ dàng trong các tình huống muốn chuyển nhu cầu nhanh.
Phần hình ảnh được bôi màu nhạt ở các cạnh không thể nhìn được qua kính ngắm nhưng vẫn xuất hiện ở ảnh gốc. Ảnh: Dpreview.
Một điểm khá đặc biệt là dù cũng có bộ khung bằng hợp kim ma-giê, 6D lại có phần vỏ phía trên làm bằng nhựa tổng hợp polycarbon. Theo lý giải của Canon, điều này là để các kết nối Wi-Fi cũng như định vị GPS hoạt động tốt hơn. Nếu không có đặc điểm thiếu đèn flash phía trên, khá khó để nhận ra 6D thuộc hàng model cao cấp bởi máy khá nhỏ. Kích thước chỉ lớn hơn một chút so với 60D và nhỏ hơn 7D cũng như nhỏ hơn nhiều so với 5D Mark III. Tuy nhiên, cảm giác cầm máy vẫn rất chắc chắn, một ưu điểm luôn được Canon phát huy rất tốt trên các dòng một số.
Một điểm gây tranh cãi khác ở 6D đó chính là sử dụng thẻ nhớ SD, model đầu tiên trang bị cảm biến full-frame không sử dụng thẻ nhớ CF.
Canon 6D sử dụng kính ngắm với độ phủ 97%, hơi ít so với các dòng cao cấp sử dụng cảm biến full-frame khác. Độ phóng đại kính ngắm của 6D là 0,71x, tương tự như 5D Mark III.
Ngoài ra, máy cũng không có hệ thống lấy nét lai bao gồm cả tương phản lẫn theo pha như EOS 650D. EOS 6D được trang bị bộ xử lý Digic 5+, tương tự như 5D Mark III và 1D X (sử dụng chip kép). Chính vì vậy, tốc độ xử lý của 6D là rất tốt như điều khiển trong trình quản lý menu, di chuyển ảnh, phóng to thu nhỏ hình ảnh. Máy chỉ mất khoảng 0,4 giây để bật máy và chụp xong bức đầu tiên, rất ấn tượng. Trong suốt quá trình sử dụng máy, chỉ duy nhất khi chụp chế độ HDR là máy mất vài giây để xử lý.
Số điểm lấy nét 11 điểm.
Việc có ít điểm nét chắc chắn là một hụt hẫng với nhiều người dùng khi nâng cấp từ 7D hoặc từ các dòng máy hai số. Việc chủ động trong sắp xếp khuôn hình sẽ giảm khá nhiều và khi lấy nét tự động thì nhiều tình huống sẽ không lấy được vào chủ thể cần thiết.
Tuy nhiên, Canon cũng an ủi người dùng khi mang đến hệ thống lấy nét trong tối rất tốt. Với độ nhạy giảm xuống tới -3EV cho khung cảnh, 6D xuất sắc hơn bất kỳ một chiếc DSLR nào trang bị cảm biến full-frame. Và quả thật điều này mang lại rất nhiều trải nghiệm thú ví khi chụp ảnh vào buổi tối. Thử nghiệm trong các cửa hàng, quán bar hay phòng riêng với ánh sáng hạn chế, 6D thể hiện rõ sự nổi trội khi bắt nét rất nhanh và chính xác.
Khả năng khử nhiễu của 6D là rất tốt.
Tất cả các hình ảnh thử nghiệm chụp bởi 6D đều sử dụng độ phân giải cao nhất 20 megapixel và chụp định dạng tập tin JPEG. Mỗi hình ảnh cho kích thước trung bình là khoảng 6 MB. Nếu có một từ để nói về chất lượng ảnh của 6D trong tầm giá thì đó sẽ là xuất sắc. Khi để độ nhạy sáng ISO từ 50 đến 3.200, sẽ rất khó để nhận biết được nhiễu (noise) trên hình. Khi nâng lên ISO 6.400, nhiễu bắt đầu xuất hiện, một điểm tốt đáng kể so với độ phân giải 20 megapixel trên cảm biến full-frame.
Khi tăng ISO lên các mức cao mà nhiều máy entry-leven chịu “bó tay” như 12.800 hay 25.600, nhiễu xuất hiện nhiều nhưng chưa vẫn sử dụng được với kích thước vừa phải. Trong khi đó, nếu tăng lên mức 51.200, hình ảnh sử dụng tốt cho các bản in cỡ nhỏ hoặc ảnh trên trang web.
6D bắt nét trong tối rất tốt.
Các bức ảnh chụp đêm được hỗ trợ tốt với tốc độ màn trập tối thiểu 30 giây hoặc ở chế độ Bulb cho phép thời gian hoàn toàn theo ý người dùng. Có 6 chế độ hình ảnh cài đăt sẵn cho nhiều tình huống chụp như Highlight Tone Priority and Auto Lighting Optimize. Một điểm đấng kể nữa là máy tích hợp chế độ chụp HDR hấp dẫn thay vì phải chỉnh sửa sau trên máy.
Ảnh phóng lớn 100%.
Ảnh phóng lớn 100%.
Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -
(028) 38213777
hoặc
Giao hàng toàn quốc
Bảo mật thanh toán
Đổi trả trong 7 ngày
Tư vẫn miễn phí