-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Về ngoại hình, EOS RP cũng gần giống EOS R, nhưng có kích thước nhỏ hơn. Thậm chí Canon EOS RP còn được so sánh trong thông cáo báo chí của hãng là nhỏ hơn cả một chiếc Canon EOS 800D – chiếc máy thuộc dòng người mới bắt đầu.
Việc thiết kế ống ngắm điện tử cùng gù thấp hơn khiến EOS RP dường như “lùn” hơn EOS R. Ngoài ra thì EVF của RP cũng có phần kém hơn so với R, 2.36 triệu điểm ảnh so với 3.59 triệu của R. Còn thông số làm tươi 60hz thì vẫn được giữ nguyên.
Ở mặt sau, EOS RP cũng được trang bị màn hình xoay lật cảm ứng tương tự EOS R nhưng có độ phân giải thấp hơn, 1.04 triệu so với 2.36 triệu của R, tuy vậy thanh cảm ứng đã bị loại bỏ, có lẽ nhằm tạo ra sự phân biệt giữa 2 cấp máy.
Ở mặt trên, màn hình LCD nhỏ cũng bị loại bỏ và thay bằng nút chọn chế độ chụp tương tự các DSLR phổ thông. Thực tế, màn hình nhỏ bên trên không quá quan trọng khi màn hình LCD ở lưng máy cũng hiển thị đầy đủ các thông số cần thiết.
Về công nghệ bên trong, EOS RP có nhiều điểm giống EOS 6D Mark II, mặc dù sẽ có một vài thông số và chi tiết khác biệt.
Cảm biến hình ảnh của EOS RP có độ phân giải 26,2mpx (tương tự EOS 6D Mk II) thay vì 24mpx như đồn đoán ban đầu, sử dụng chip xử lý hình ảnh mới nhất DIGIC 8 và có dải ISO 100-40000 giống hệt với 6D Mark II (và EOS R).
Đây chính là nguyên nhân khiến rất nhiều cá nhân dự đoán rằng EOS RP đang dùng y hệt công nghệ của 6D Mark II và sẽ có chất lượng hình ảnh chả khá hơn chiếc máy kia là mấy.
Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh của RP vẫn còn là một ẩn số, chúng tớ sẽ cố gắng tìm cơ hội trải nghiệm sản phẩm này sớm để thông tin thêm đến với mọi người. Với một EOS R cho ra chất lượng ảnh khá ổn, có thể với RP trường hợp xấu nhất thì nó cũng sẽ không quá tệ đâu.
Mặc dù cũng được sử dụng chip xử lý mới nhất Digic 8, nhưng chắc để có sự phân cấp so với nhóm cao hơn là EOS R, tốc độ chụp liên tiếp của RP chỉ tối đa đạt tới 5 hình/giây (so với 8 của EOS R). Khả năng lấy nét của EOS RP về mặt giấy tờ là cũng khá tương đồng với EOS R khi có độ bao phủ khung hình lên đến 88% (88% ngang và 100% dọc), tuy nhiên về số điểm lấy nét thì kém hơn (4779 so với 5655). Nhưng thật bất ngờ là Canon EOS RP lại được trang bị lấy nét theo mắt Eye-AF ở chế độ lấy nét liên tục AI-Servo, trong khi EOS R dù có được nâng cấp firmware và vẫn chưa có.
Về cơ bản thì tốc độ chụp liên tiếp và khả năng bắt nét này đã đủ cho phần lớn tình huống cần bắt khoảnh khắc hằng ngày. Tuy nhiên, vì không phải là một chiếc máy sinh ra cho nhu cầu thể thao, nhưng nếu so với sản phẩm đối thủ có thể chụp tới 10-12 hình/giây thì EOS RP càng trở nên yếu thế khi “ra gió”.
Một chi tiết khác, có thể khiến người dùng cảm giác tiêu cực hơn về sản phẩm này là sử dụng pin LP-E17 – pin vốn được dùng trên các máy DSLR phổ thông và mirrorless dòng M. Với thông số dự kiến là chụp được chỉ 250 tấm ảnh (thực tế khả năng là khoảng 500), ít nhiều điều này sẽ khiến người dùng cảm giác đây là chiếc máy “yếu đuối”.
Thông số khi chụp không quá tệ, tuy nhiên với thông số quay phim thì Canon EOS RP đã mang lại một sự thất vọng toàn tập.
Định dạng file quay/codec/profile:
MPEG-4, H.264, không có C-Log
Độ phân giải:
3840 x 2160 @ 24p / 120 Mbps, MOV, H.264, Linear PCM (Crop Sensor)
1920 x 1080 @ 60p / 60 Mbps, MOV, H.264, Linear PCM
1920 x 1080 @ 50p / 60 Mbps, MOV, H.264, Linear PCM
1920 x 1080 @ 30p / 30 Mbps, MOV, H.264, Linear PCM
1920 x 1080 @ 25p / 30 Mbps, MOV, H.264, Linear PCM
Chroma Subsampling:
Internal: 4:2:0 8 bit
External: 4:2:2 8 bit
Chế độ lấy nét
– Dual Pixel CMOS AF ở độ phân giải Full HD
– Contrast ở 4K
Chống rung video
Chống rung điện tử Dual Sensing IS – Khác với chống rung 5 trục trên các hãng khác. Hiệu quả không quá lớn.
Nói nặng lời thì đây không phải là một thông số nên có ở một chiếc máy ảnh năm 2019. Khi mà thời đại của những chiếc máy ảnh có thể quay phim siêu đẹp ngày càng tới nhiều, những công nghệ của Canon EOS RP làm người ta thực sự khó hiểu.
Ở những mẫu máy gần nhất của các hãng, không còn một chiếc máy nào quay 4K bị crop nữa rồi. Ngoài ra với việc chất lượng bit-rate (30mbs/30fps) và bit depth quá thấp (8 bit kể cả output), cuối cùng là khi quay 4K, khả năng lấy nét lại chuyển về contrast, một lần nữa người ta lại phải đặt câu hỏi là Canon có định nghiêm túc với chiếc máy này không? Hay đây là một chiếc máy để tránh bị đối thủ ăn hết thị phần mà thôi.
Ngay khi rò rỉ một số ít thông số cơ bản dù chưa chính thức, EOS RP đã hứng chịu rất nhiều những ý kiến đánh giá tiêu cực: giá đắt so với thông số kĩ thuật, vỏ đẹp, rất nhỏ, gọn nhưng ruột lạc hậu.
Tuy nhiên, thông qua các thông số chính thức, bọn mình tin vấn đề của Canon EOS RP không đến mức như vậy, đặc biệt là phần chụp. còn phần quay thì quá khó để bênh.
Chi tiết mình cho rằng “kém sang” nhất của EOS RP là việc sử dụng pin LP-E17, vốn là pin cho các máy entry level như 750D, 800D, 77D, M5, M6.. Những chiếc máy crop entry level ở trên chỉ có giá bằng chưa tới một nửa, thậm chí 1/3 so với EOS RP. Mặc dù các bạn có thể mua thêm pin, nhưng việc không được trang bị pin LP-E6 “thần thánh” là điểm trừ rất lớn của EOS RP. Bên cạnh đó, giá của LP-E6 và LP-E17 chính hãng chênh lệch không nhiều.
Thông số kỹ thuật về khả năng quay phim của EOS RP cũng không ấn tượng, đặc biệt khi so với các sản phẩm của các hãng đối thủ, dù chỉ so với các sản phẩm “crop”, mức giá chỉ bằng 2/3 EOS RP.
Tuy vậy, không dễ để kết luận ngay được tương lai của EOS RP là chiếc máy không đáng mong đợi. Ví dụ điển hình trong quá khứ là chiếc EOS 6D, ngay khi mới ra mắt cũng hứng chịu nhiều đánh giá tiêu cực. Tuy nhiên sau 6 năm, EOS 6D là chiếc máy Fullframe được tìm mua nhiều nhất, đáp ứng đủ các nhu cầu từ “chơi bời” tới “cần câu cơm”.
Có lẽ chúng ta sẽ phải chờ thêm vài tháng nữa mới có thể có cái nhìn khách quan nhất về EOS RP, khi sản phẩm này đã phổ biến hơn với người tiêu dùng.
Theo 50mm.vn
Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -
(028) 38213777
hoặc
Giao hàng toàn quốc
Bảo mật thanh toán
Đổi trả trong 7 ngày
Tư vẫn miễn phí