Trên tay Nikon Z7, ống kính Z 24-70 F4 & ngàm FTZ
- Về thiết kế, Nikon cố gắng đưa những thiết kế tốt nhất của mình lên hai chiếc Nikon MLR mới bao gồm việc thiết kế với công thái học hoàn toàn mới, nhưng rất dễ dàng thao tác xử lý như trên những chiếc DSLR mà không vướng bận bởi việc sở hữu một body nhỏ gọn và có các thay đổi về vị trí các nút chức năng của mình. Những người dùng DSLR sẽ không quá bỡ ngỡ khi chuyển qua hệ máy mới này. Thực tế cho thấy, mặc dù là lần đầu tiên cầm và thao tác chiếc Nikon Z7 này, mình vẫn dễ dàng thao tác chụp và điều khiển rất dễ dàng chỉ bằng một tay, các nút bấm và nút chức năng được sắp xếp theo ngôn ngữ thiết kế đặc trưng của Nikon.
- Điểm đầu tiên nói về chiếc Z7 này là nó được thiết kế nhẹ nhưng cứng cáp với báng cầm nắm rất thuận tiện.
- Thứ hai là nó được thiết kế rất đẹp với các chi tiết được hoàn thiện tốt, các nút bấm chức năng được sắp xếp với vị trí khá hợp lý, các nút chức năng Fn1 và Fn2 cùng nút bấm mở ống kính được thiết kế vuông vức và to hơn các máy khác của Nikon khiến việc thao tác dễ dàng hơn rất nhiều.
- Bên trong lớp sơn và da cao su bọc máy là thân máy được làm bằng hợp kim Magie với khả năng chống chịu thời tiết và độ bền tương đương như dòng DSLR semi Pro 850, như vậy cho thấy việc Nikon rất nghiêm túc trong việc định hướng, phân khúc rõ ràng cho chiếc flagship MRL mới này của mình.
- Tương tự như chiếc D850, chiếc Z7 này cũng không được trang bị chiếc đèn flash cóc quen thuộc, nếu bạn muốn đánh đèn thì bắt buộc phải sử dụng các đèn flash rời mà thôi.
Đây là mặt sau của chiếc Nikon Z7, mặc dù được thiết kế lại, thay đổi vị trí cũng như loại bỏ một số nút chức năng bên tay trái như trên các máy DSLR khác của Nikon để nhường diện tích cho chiếc màn hình LCD cảm ứng lớn 3,2" nhưng nhìn tổng thể rất hài hoà.
- Về màn hình ta có chiếc màn hình cảm ứng TFT LCD 3.2" với độ phân giải cao 2.1triệu điểm ảnh, khả năng xoay lật lên xuống tương tự như trên chiếc D750, góc nhìn lên đến 170° và khả năng chống chói khá tốt, nói về cảm ứng, nó được trang bị khả năng cảm ứng chạm chụp hoặc các gesture để xem ảnh, duyệt ảnh, phóng to thu nhỏ... ngoài ra nó còn được nâng cấp thêm với cả chức năng điều khiển được cảm ứng trong cả menu máy như trên chiếc D850.
- Về khung ngắm điện tử EVF trên Z7, nó được trang bị với độ phân giải cao QVGA 3.6 triệu điểm ảnh với độ phóng đại 0.8x, độ phủ 100% khung, với tần số refresh cao 60Hz mang lại một trải nghiệm khung ngắm điện tử tốt tương tự như những gì chúng ta đã thấy trên các đời máy MRL cao cấp của Sony, Panasonic và Fujifilm. Độ phân giải không giảm khi lấy nét hay chụp ở tốc độ cao như ở các dòng MRL khác và đặc biệt gần như không nhận ra hiện tượng lag.
- Một nâng cấp nữa ở mặt sau là việc trang bị thêm nút joystick giúp điều khiển nhanh hơn bên cạnh nút điều hướng lên xuống qua về truyền thống, y như trên người đàn anh D5 và D850.
- Một số bạn đã thắc mắc tại sao trên dòng Z6/Z7 Nikon lại lượt đi rất nhiều nút chức năng thường thấy như nút chọn điểm nét, chế độ đo sáng, WB,... Nikon bỏ đi là do họ đã tích hợp nó vào trong menu nhanh "iMenu" có thể tùy biến và được gọi ra trên màn hình cảm ứng tương tự như nút chức năng "Q" trên Fujifilm hoặc nút "Fn" trên các dòng Sony...
- Thiết kế gờ cao su cao nơi báng cầm cao hơn giúp việc cầm máy chắc chắn hơn
Hai mặt bên của Z7, điểm nhấn thiết kế vẫn là dãi cao su đỏ vẫn được giữ lại trên báng tay cầm máy nhưng nó được chuyển sang về phía bên tay phải chứ không còn nằm phía trước nữa.
- Ngoài các cổng kết nối thông dụng như cổng Mic, tai nghe, cổng remote và HDMI mini thì trên chiếc Z7 này đã được nâng cấp cổng USB lên thành cổng USB Type C 3.1 Gen 1 với tốc độ 5GBit/giây, ngoài ra với cổng USB C này, bạn cũng có thể sạc trực tiếp cho viên pin EN-EL15b trực tiếp mà không cần phải gỡ ra sạc rời bên ngoài, tuy nhiên, trước mắt máy chỉ có thể sạc bằng USB khi máy tắt chứ không vừa sử dụng vừa sạc được.
- Về khe thẻ nhớ, việc chỉ trang bị một khe thẻ nhớ là một điều gì đó rất lạ và gây thất vọng cho người dùng hiện nay, nhưng bù lại, Nikon đã thẳng tay loại bỏ đi chiếc thẻ SD mỏng manh và mau hư để thay bằng chiếc thẻ XQD bền bỉ hơn, tuy nhiên giá thành của những chiếc XQD vẫn đang còn rất cao bởi hiện tại chỉ còn mỗi Sony là còn sản xuất được thôi.
- Bên cạnh dưới ta dễ dàng thấy hai biểu tượng Bluetooth và Wifi được in nổi lên, giúp ta dễ dàng kết nối với các thiết bị di động hoặc smartphone để chuyển file ảnh hoặc điều khiển máy thông qua ứng dụng Nikon Snapbridge.
- Mặt nhìn trên xuống của Z7 với cụm nút chức năng phía trên tay phải được bố trí với các nút bấm và gạt ON/OFF cũng như bánh xe xoay phía trước sẽ giúp người dùng Nikon cảm thấy rất quen thuộc mà không phải bỡ ngỡ tìm hiểu lại từ đầu.
- Mặt trên được bổ xung một màn hình LCD OLED phụ để hiển thị các thông số cần thiết tương tự như trên các dòng máy DSLR semi Pro và Pro.
- Bên tay trái vẫn là vòng xoay chế độ P/S/A/M cùng các chế độ tự động hoàn toàn "Auto" và 3 chế độ U1,U2,U3 để người dùng tự gán các chế độ chụp nhanh hơn.
- Bên phải, thay vì bánh xe xoay cao su phía sau như trên các dòng máy Nikon khác, bây giờ đã được đổi thành một vòng xoay bằng kim loại nằm lộ ra phía ngoài để sễ thao tác hơn.
- Mặt dưới với khoang chứa viên pin theo máy EN-EL15b, viên pin này có khả năng chụp được khoảng 300 tấm khi sạc đầy, con số này hơi khiêm tốn nhưng với viên pin này, bạn có thể sạc nó trực tiếp bằng cổng USB C trên máy dễ dàng mà không phải gỡ ra sạc rời bên ngoài.
- Ngoài việc sử dụng viên pin EN-EL15b mới, Z7 còn có thể sử dụng các viên pin EN-EL15a cũ trên các dòng DSLR Nikon khác được bình thường tuy nhiên bạn không thể sạc được bằng USB khi sử dụng những viên pin cũ này.
Về ngàm Z mới trên Nikon Z7:
- Về chiếc ngàm Z mới trên hai chiếc Nikon mới, Nikon đã tăng kích thước đường kính chiếc ngàm này lên đến 55mm lớn hơn cả chiếc ngàm F có sẵn của Nikon chỉ 44mm và khoảng cách từ thấu kính sau ống kính đến bề mặt cảm biến (focal flange) chỉ là 16mm, ngắn nhất trong FF hiện nay. Với kích thước lớn như vậy, Ngàm Z tạo ra rất nhiều thuận lợi cho Nikon trong việc làm ngắn khoảng cách từ cảm biến đến thấu kính của cùng của ống kính và điều quan trọng hơn là nó cho phép thấu kính to hơn, lượng sáng qua nhiều hơn và để tương thích tốt nhất với những chiếc ống kính mới nhất với độ mở cực lớn như trên chiếc ống Noct. 58mm f/0.95 mới sắp ra mắt vào đầu năm sau.
Về chiếc ngàm chuyển FTZ:
- Nikon rất kỳ vọng về chiếc ngàm Z mới của mình nên họ hoàn toàn tự tin khẳng định là chiếc ngàm chuyển FTZ mới có thể đáp ứng đủ mọi nhu cầu của người dùng như khi họ sử dụng một chiếc ống kính ngàm Z dành riêng cho 2 chiếc Nikon Z6/Z7 mới, kể cả việc tương thích hoàn toàn với khả năng chống rung 5 trục trên body của máy.
- Với ngàm chuyển FTZ khi gắn vào body Z7, người dùng vẫn có thể dùng các ống kính ngàm F cũ của mình với độ tương thích tốt thông qua chiếc ngàm chuyển FTZ từ ngàm F sang ngàm Z nhỏ gọn, không tốn quá nhiều diện tích và gần như là một phần của chiếc ống kính khi gắn thêm nó.
- Về chất lượng thì nó tương đương với khi bạn gắn chiếc ống kính ngàm F lên trực tiếp như khi bạn gắn vào hai chiếc Nikon Z7, tốc độ lấy nét khi gắn ngàm rất nhanh, hầu như không có sự phân biệt được khi có gắn ngàm vào và không khi cùng thử trên hai ống kính cùng tiêu cự như nhau.
- Nikon FTZ sẽ chính thức được bán ra cùng lúc với chiếc Z6/ Z7 với giá 250USD.
Hình ảnh khi gắn ống kính Nikkor 200mm f/2.0 lên Nikon Z7 cùng ngàm FTZ.
Về ống kính kit Nikkor Z 24-70mm f/4 S:
- Đi kèm với ngàm Z thì Nikon cũng công bố dòng ống kính S-Line hoàn toàn mới của mình với toàn bộ ống kính đều được tráng phủ với lớp tráng phủ Nano nổi tiếng của Nikon.
-
Một số điểm đáng chú ý trên chiếc Nikon Z7: