-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tiếp theo sự thành công nhất định của dòng DP Merrill trước đó, dòng máy được dân chơi foveon đánh giá rất cao, Sigma giới thiệu thế hệ kế tiếp và được đặt tên là Quattro. Khi những hình ảnh của DP Quattro đầu tiên xuất hiện nhiều người đã buộc miệng: “Cái quái gì thế này!”. Quattro ra đời trong hình hài rất lạ và kỳ quái, nó không thật sự giống với bất cứ một chiếc máy ảnh nào trước đây.
Tổng quan:
1. Thiết kế:
Khi mà sự sáng tạo trong thiết kế gần như đạt đến độ bão hòa, các hãng máy ảnh tìm về quá khứ với retro kinh điển thì Sigma mang đến một thiết kế hoàn toàn mới lạ - mới lạ đến cực đoan – vượt ra ngoài khuôn khổ định kiến của lối tư duy thiết kế truyền thống. Sigma gọi đó là thiết kế trực quan. Body được kéo dài ra và phần grip quay ngược về phía sau trông rất lạ mắt. Theo Sigma, thiết kế này giúp cho người chụp dễ dàng nắm giữ máy bằng hai tay trong khi chụp, giúp cho những lần bấm máy được ổn định hơn. Ngoài ra, với body dài đã cho phép Sigma mang cụm nguồn bao gồm PIN và các bo mạch nguồn ra xa sensor và bộ xử lý để giảm thiểu tối đa nhiễu do nhiệt của cụm nguồn này sinh ra.
Về chi tiết, khác với các đời DP trước Quattro khoác lên mình một chiếc áo mới với lớp sơn nhám cầm rất cảm giác. Hai bánh xe điều khiển rất thuận tiện cho các thao tác nhanh. Nút focus dùng để chuyển nhanh chế độ AF/MF. Chín điểm focus được bố trí dàn trải trên hình vuông theo tỉ lệ vàng rất hữu dụng. Một điểm mới nữa là Sigma quyết định thêm đèn hỗ trợ lấy nét cho môi trường ánh sáng yếu, điều mà Sigma lẽ ra nên làm ít nhất là từ Merrill. Tuy nhiên muộn còn hơn không, ghi nhận!
2. Lens:
Vẫn theo truyền thống, DP2 đi với lens fix 30mm f/2.8 được đánh giá rất cao từ các đời DP trước. Với đường kính filter 58mm, đây là chiếc lens fix to nhất trên các đời DP từ trước đến nay, thiết kế mang hơi hướng dòng Art trông rất bắt mắt và hầm hố, tiếc là mình chưa có cái hood zin để gắn vào xem nó thế nào. Xin nói thêm là lens fix DP2 luôn được đánh giá cao hơn DP1 (fix 19mm) và DP3 (fix 50mm), chiếc lens này rất nổi tiếng về độ nét đến độ người chơi DP2 quên luôn khái niệm wide-open đối với nó.
3. Sensor:
Sigma vốn rất tự hào về dòng cảm biến Foveon và có lẻ đây là điểm mấu chốt níu giữ và gây nghiện với những người chơi Sigma. Có lẻ không cần nói nhiều về liều thuốc độc này, foveon đơn giản được phát triển trên ý tưởng của film màu với ba lớp cảm biến RGB thu nhận ánh sáng và màu sắc riêng biệt –Sigma gọi đó là cảm biến trực tiếp. Mỗi pixel sẽ thu nhận đầy đủ cả ba màu RGB thay vì chỉ một trong ba theo như cảm biến Bayer thông thường. Chính vì điều này mà ảnh của foveon luôn cho độ sắc nét cực cao, độ no màu, độ sâu màu cực tốt. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt, chính vì nó là cảm biến trực tiếp, mỗi pixel thu nhận tất tần tật ánh sáng, màu sắc thực nên khối lượng dữ liệu mà nó thu về cực lớn, bộ xử lý luôn trong tình trạng quá tải, ảnh noise, thời gian ghi vào thẻ nhớ luôn làm những người khó tính bực bội và Sigma gặp nhiều khó khăn khi muốn nâng độ phân giải của cảm biến lên.
Quattro ra đời mang theo sứ mệnh làm sao vẫn giữ được những tinh túy của foveon vừa giải quyết được những hạn chế mà nó đang gặp phải. Sigma đã nghiên cứu và quyết định đi một bước đột phá trên nền foveon truyền thống, họ vẫn giữ cảm biến 3 lớp RGB nhưng độ phân giải thì phân theo tỉ lệ 1-1-4=RGB, với lớp trên cùng Blue giữ nhiệm vụ nắm bắt thông tin ánh sáng và màu sắc đồng thời quyết định luôn độ phân giải còn hai lớp Red và Green chỉ có nhiệm vụ nắm bắt thông tin màu sắc. Theo Sigma, với cách sắp xếp này cho phép Sigma tăng độ phân giải lên 30%, cải thiện được tốc độ xử lý, tốc độ ghi thẻ và tăng khả năng khử nhiễu lên đáng kể, một điểm yếu cố hữu của các dòng DP trước đây nói riêng và các dòng máy ảnh Sigma nói chung.
Cũng vì thay đổi này mà đã có nhiều cuộc tranh cãi của dân chơi foveon trên các diễn đàn, người thì cho rằng việc cắt giảm hai lớp RG sẽ làm mất đi những tinh túy vốn có của foveon, người khác cho rằng Sigma đang Bayer hóa foveon. Tuy nhiên cũng không thiếu những người kiên nhẫn chờ đợi những hứa hẹn từ Sigma và muốn tận tay, day tận mắt thế hệ mới của foveon nó thế nào. Mình là một trong số đó và hôm nay mình mở topic này để trải nghiệm và chia sẻ ảnh từ Quattro – Dòng DP mới nhất của Sigma.
Cơ bản:
- Là dòng máy compact không thay ống kính được
- Tiêu cự lens: 30mm, khẩu độ mở lớn nhất có thể f2.8, 9 lá khẩu, khoảng lấy nét gần nhất 28cm đạt độ phóng đại 1:7.6
- Cảm biến: Foveon 3 lớp, crop 1.5x
- Độ phân giải: Sigma tính loạn xạ cả lên nhưng thực tế file RAW có kính thước lớn nhất là 5,424×3,616 tương đương với 20MP.
- ISO 100-6400
- LCD: 3 inches, 920K pixel
- Kích thước: 161.4mm (W)x67mm (H)x81.6mm (D)
- Trọng lượng: 395g không pin không thẻ nhớ
Bạn cần hỗ trợ? Nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi -
(028) 38213777
hoặc
Giao hàng toàn quốc
Bảo mật thanh toán
Đổi trả trong 7 ngày
Tư vẫn miễn phí